Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, với các triệu chứng không rõ ràng nên rất khó để phát hiện. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như người thân, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của californiabiodieselalliance.org. Tất cả các thông tin HP là gì, triệu chứng, phương pháp điều trị sẽ được giải đáp chi tiết nhất.

I. Vi khuẩn HP là gì?

HP là vi khuẩn có thể gây ra ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP thường sinh sôi trong dạ dày, chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
HP thích ứng rất nhanh với môi trường axit trong dạ dày và được chất nhầy bao quanh nên việc tế bào miễn dịch tiêu diệt được chúng sẽ rất khó khăn. Sau một thời gian, vi khuẩn HP có thể dẫn đến tính trạng loét niêm mạc dạ dày. Nghiêm trọng hơn nữa, chúng có thể gây ra ung thư dạ dày.
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn HP cụ thể như sau:
  • Vi khuẩn HP sẽ tiết ra một loại men hủy lớp chất nhầy bao phủ trên niêm mạc dạ dày. Vì thế mà axit có được cơ hội tấn công niêm mạc và dẫn đến các tổn thương tại khu vực này.
  • Vi khuẩn HP có khả năng sản xuất ra độc tố gây hoại tử tế bào dạ dày, làm tiền đề để axit có thể thẩm thấu vào thành dạ dày và gây ra viêm loét.

II. Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

Hiện nay, số người nhiễm vi khuẩn HP rất cao, bởi vì chúng lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Vậy đường lây nhiễm vi khuẩn HP là gì?
  • Đường miệng: vi khuẩn HP thường tồn tại ở dịch vị dạ dày, trong nước bọt và những mảng bám trên răng. Vì thế vi khuẩn này có khả năng lây từ người này sang người khác nếu dùng chung bát đũa ăn cơm, bàn chải đánh răng, người lớn mớm thức ăn cho trẻ nhỏ… Vậy nên, nếu trong nhà có người nhiễm vi khuẩn HP thì khả năng các thành viên còn lại nhiễm vi khuẩn nay cũng rất lớn.
  • Đường dạ dày – miệng: vi khuẩn HP có nhiều trong dịch vị dạ dày nên khi người bệnh ợ chua hoặc trào ngược dạ dày có thể khiến một lượng vi khuẩn được chuyển từ dạ dày lên đến miệng, sau đó phát tán ra bên người và lây nhiễm cho người khác.
  • Đường phân miệng: sau khi vi khuẩn HP thoát ra ngoài bằng đường phân, chung vẫn có khả năng gây bệnh. Do đó, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bạn nên rửa tay thật sạch với xà phòng để tránh lây nhiễm HP.
  • Đường dạ dày -dạ dày: nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP trong trường hợp khi người bệnh nội soi dạ dày nhưng biết bị không được khử trùng đúng tiêu chuẩn. Lúc này, vi khuẩn HP của người bệnh trước sẽ bám lại và xâm nhập vào cơ thể của người sau.

III. Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP

Số lượng người nhiễm HP ngày càng có xu hướng tăng cao
Hầu hết những người bệnh nhiễm vi khuẩn HP đều không có triệu chứng rõ ràng, vì thế mà nhiều người luôn nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Do đó, bạn cần phải lưu ý đến những biểu hiện của nhiễm vi khuẩn HP dưới đây:
  • Đau tức vùng thượng vị: những cơn đau sẽ tăng dần khi đói hoặc ăn no. Đi kèm với đó là cảm giác nóng rát vùng bụng trên. Cảm giác đau này sẽ được giảm dần khi sử dụng thuốc băng niêm mạc dạ dày.
  • Đầy bụng, khó tiêu và ăn chóng no. Lâu dần, người bệnh sẽ chán ăn, bỏ bữa thường xuyên.
  • Ợ chua, ợ nóng kéo dài và liên tục trong nhiều ngày.
  • Lúc sáng sớm sẽ có cảm giác buồn nôn, nôn khan.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đại tiện thấy máu, rối loạn đại tiện.

IV. Phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP với kết quả chính xác. Vậy những phương pháp xác định nhiễm vi khuẩn HP là gì?
  • Xét nghiệm máu: kháng nguyên HP mà hệ miễn dịch sản sinh ra có thể phát hiện qua đường máu. Tuy nhiên phương pháp này không được ưu tiên bởi vì khả năng dương tính giả khá lớn.
  • Xét nghiệm phân: nếu HP tồn tại trong cơ thể thì sẽ tạo ra kháng nguyên chống lại. Một phần kháng nguyên này sẽ đào ra cùng với phân. Mẫu phân của người bệnh sẽ được xét nghiệm để tìm kháng nguyên vi khuẩn HP. Tuy nhiên, thời gian đợi kết quả của phương pháp xét nghiệm phân khá lâu.
  • Nội soi dạ dày: trong quá trình nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ lấy mảng sinh thiết ở cung quanh vị trí tổn thương để xét nghiệm. Nhờ đó mà bác sĩ có thể xác định vi khuẩn HP có tồn tại hay không.
  • Xét nghiệm hơi thở: vi khuẩn HP phát triển ở dạ dày, nơi có nồng độ axit cao nên khiến hầu hết các vi khuẩn xâm nhập vào đều bị tiêu diệt. Có thể kiểm tra sự xuất hiện của vi khuẩn HP trong dạ dày bằng xét nghiệm hơi thở với thiết bị đo đặc biệt.

V. Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?

Tùy theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng thuốc và thay đổi lối sống
Để việc điều trị nhiễm vi khuẩn HP đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt như sau:
Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc trong khoảng 4 tuần để loại bỏ vi khuẩn, phục hồi những tổn thương do HP gây ra. Thời gian uống thuốc, loại thuốc sẽ khác nhau, tùy theo tình trạng của người bệnh. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
  • Nên ăn nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích và sử dụng thuốc lá
  • Hạn chế ăn các loại gia vị cay, nóng hoặc món ăn nhiều dầu mỡ vì có thể khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn
  • Rèn luyện thói quen ăn chín, rửa tay trước khi ăn và sau đi khi vệ sinh
  • Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm, nấu ăn
  • Giảm căng thẳng, nóng giận và nên giữ tinh thần thoải mái, thư giãn
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30p để tăng cường sức khỏe.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây bạn đã hiểu rõ vi khuẩn HP là gì, con đường lây nhiễm của vi khuẩn này. Nhìn chung không phải trường hợp nhiễm HP nào cũng điều trị, tùy theo thể trạng, bệnh lý liên quan mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.